Hướng dẫn sử dụng thước cặp – panme chính xác
Hướng dẫn sử dụng thước cặp – panme chính xác
1. Cách sử dụng thước cặp cơ khí và thước cặp điện tử
Thước cặp là dụng cụ đo lường phổ biến trong ngành cơ khí chính xác có thể được sử dụng để đo kích thước lỗ, Kích thước ngoài và độ sâu (tùy loại thước) của vật thể. Độ chính xác dao động từ (±0.01 mm đến ± 0.15 mm)
Thước cặp có 3 loại chính : Thước cặp điện tử, thước cặp cơ khí, Thước cặp đồng hồ.
Tuy nhiên, với thước cặp cơ và thước cặp đồng hồ, ta phải đọc kỹ vạch chia trên thước rồi tính toán ra mới cho kết quả, thì loại thước cặp điện tử cho ra kết quả nhanh chóng, đỡ tốn nhiều thao tác như trên và giá thành cũng cao hơn loại thước cặp cơ.
Tên gọi các chi tiết của thước cặp:

Hướng dẫn cách đọc kết quả đo của thước cặp:

Đối vói thước cặp cơ, ta phải đọc hiểu như sau:
Tại vạch chia ở thước phụ, mỗi vạch ứng với ích thước là 0.02mm.
- Trong đó, vạch trên du xích hay thước phụ có 50 vạch, trải dài từ 0 1 2… đến 9 0.
- 50 vạch trên du xích tương ứng với 1 mm trên thước chính.
Tại vạch trên thước chính:
Ở hình trên ta thấy vạch 0 trên thước chính đã gần ngay giữa 2 vạch 37 mm và 38 mm. Nếu nhìn sơ sơ chưa tính kết quả đo thì kết quả ta có thể coi là 37.50.
Kết quả cụ thể chính xác như sau:
Dựa vào thước phụ, ta quan sát thẳng mắt vuông góc với dãy vạch của thước phụ xem vạch nào trùng nhất thì vạch đó là số lẻ phía sau số nguyên của thước chính.
Hình trên vạch trùng nhất là vạch thứ 23 trên thước phụ nên kết quả sẽ là 37.46mm
Ở hình này do vạch số 0 trên du xích đã qua vạch 8 mm trên thước chính và
vạch số 4 trên thước phụ là trùng nhất nên kết quả sẽ là 8.08mm
Tuy nhiên, hiện nay, để đỡ mất thời gian cho việc tính toán và tiện lợi cho người sử dụng nên các xưởng sản xuất hầu hết đều chọn mua thước cặp điện tử để sử dụng.
2.Cách bảo dưỡng thước cặp
- Ta trượt du xích thước qua lại trên thước xem lực trượt có bị nặng hay nhẹ không. Cảm giác này tùy thuộc vào cảm giác của người dùng, thông thường nên có 1 thước cặp mới ít sử dụng làm tiêu chuẩn để chỉnh theo. Bởi sau 1 thời gian sử dụng thì thước sẽ bị mòn, khô dầu, gây ma sát và làm mòn phần trục chính và thước phụ khiến thước đo lỏng lẻo. Từ đó, tạo ra 1 góc lệch khi ta kẹp mẫu kiểm tra => dẫn đến sai số của thước.
- Cách khắc phục: chỉnh 2 con ốc phía trên đầu thước cho đến khi cảm thấy trượt thước phụ vừa tay thì dừng lại. Trượt qua lại rồi lau sạch thước là ta có thể sử dụng được được bền bỉ.
- Nếu thước cặp bị rơi rớt, làm cong mỏ đo trong và mỏ đo ngoài. Ta có thể sử dụng dũa mài lại phần đó. (Nên dùng người có kinh nghiệm chuyên môn để sửa chữa nhằm tránh gây hư hỏng thêm cho thước). Sau khi dũa xong nhìn qua khe sáng hoặc dùng dưỡng chuẩn để kiểm tra lại thước.
3.Cách sử dụng Panme
Panme là thiết bị chuyên dùng để đo kích thước đường kính, chi tiết của các vật thể có hình trụ, dạng lỗ hoặc hình ống. Panme được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí chế tạo chính xác với mục đích để đo được chính xác đường kính cả bên trong, bên ngoài của các trục hoặc độ sâu của khe, độ dày mỏng của phôi…

Dụng cụ đo Panme được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực cơ khí chính xác, tuy nhiên khả năng đo vạn năng không được tốt. Vì vậy phải sản xuất riêng từng loại với các tính năng chuyên biệt như: Panme đo ngoài, đo trong, đo sâu, đo hẹp khoảng 25mm, độ chính xác của nó có thể lên đến 1/1.000 milimet.
Panme có các dải đo: 0-25, 25-50, 50-75, 75-100, 100-125, 125-150…
Cấu tạo của Panme
Cấu tạo của Panme gồm các bộ phận cơ bản sau:
- Đầu đo tĩnh
- Đầu đo di động
- Chốt khó, vít hãm
- Thước chính
- Thước phụ
- Tay xoay/núm vặn
- Khung
Cách đọc trị số thước đo Panme
- Khi tiến hành đo xem vạch “0” của du xích đang nằm tại vị trí nào của thước chính thì sẽ đọc phần nguyên về kích thước có trên thước chính.
- Để đọc phần lẻ của kích thước, bạn xem vạch của du xích thước phụ trùng với vạch của thước chính (tại vị trí trùng nhau).
- Khi đo dựa trên mép thước động sẽ đọc chính xác được số mm và nửa mm của kích thước trên thước chính.
- Bạn sẽ đọc được phần trăm mm trên thước bằng cách dựa trên vạch chuẩn hiện trên thước chính.
Trong đó, tại thước chính mỗi 1 vạch tương ứng là 0.5mm, vạch trên biểu thị số nguyên, vạch dưới biểu thị số thập phân. Tại thước phụ, Mỗi vòng quay tương ứng là 0.5mm và mỗi vạch có trị số dung sai là 0.01mm.
Với hình ảnh đầu tiên, ta thấy rằng: Thước chính đang chỉ sát vạch thứ 7 tức là kích thước đang được hiểu là trên hoặc dưới 3.5mm. Tiếp theo, tại thước phụ ta thấy rằng vạch đang ở số 45 tức là tại thước chính kích thước sẽ dưới 3.5 nên suy ra kích thước tại đây là 3.46mm
4.Cách bảo quản Panme
Để bảo quản Panme giữ được độ chính xác trong quá trình đo, bạn thực hiện như sau:
- Tuyệt đối không sử dụng Panme để đo khi vật thể còn đang chuyển động.
- Không đo các vật thể bẩn, mặt thô.
- Khi khi đo cần phải lau sạch vật thể.
- Không được vặn ống vặn thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo.
- Khi mới đọc kích thước, cần hạn chế việc lấy Panme ra khỏi vị trí đo.
- Cần phải bảo quản cẩn thận các mặt đo của Panme, tránh để bụi cát, gỉ hay bụi đá mùi, phôi kim loại làm mài mòn Panme.
Sau tất các các thông tin trên, ta thấy rằng thước kẹp và panme được sử dụng khá rộng rãi ở Việt Nam. tuy nhiên đây vẫn là dạng thiết bị đo cơ bản độ chính xác giảm dần theo thời gian sử dụng và chỉ đo được các kích thước trong một phạm vi chỉ định. Những doanh nghiệp quy mô sản xuất lớn, sản phẩm cao cấp và yêu cầu độ chính xác cao thì nên tham khảo công nghệ đo quét 3D để nâng cao năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.
- Phương pháp gá đặt phôi trên máy phay CNC – Ưu nhược điểm của chúng
- Kaizen ý nghĩa là gì ? Ứng dụng của Kaizen trong sản xuất
- Cách tính lượng dư trong gia công cơ khí
- Nguyên tắc 4M là gì – Phương pháp kiểm soát 4M trong sản xuất
- Tìm hiểu về máy 3D CMM
TPP HÀ NỘI | Chuyên gia công chính xác CNC – Cung cấp giải pháp công nghệ
Hotline: 033.515.8181
Website: https://tpphn.com/ – http://blog.tpphn.com/
Leave a Reply